1. Giới thiệu:
Maneki Neko (kanji: 招き猫, có thể hiểu là Mèo vẫy gọi, chữ 招 âm Hán-Việt là Chiêu, chữ 猫 là Miêu[neko],có thể hiểu là Chiêu tài miêu Maneki Neko) hay còn gọi là mèo vẫy gọi(mèo may mắn) là một loại tượng phổ biến ở Nhật. Được làm bằng gốm và được cho là đem lai may mắn cho chủ nhân nó.
Maneki Neko được biết đến với hình tượng một chú mèo đang vẫy gọi bằng chân trước. Thường được đăt ở cửa ra vào của các nhà hang, cửa hàng và các dịch vụ kinh doanh khác. Vài loại tượng Maneki Neko điện tử có gắn pin ở bên trong có thể vẫy chân chầm chậm để mời mọc khách, ngoài ra Maneki Neko còn được dùng làm hình móc khóa, ống heo hay vật trang trí, vòng lắc tay…
2. Nguồn gốc :
Đền Gotoku được xem là nơi xuất xứ nguyên gốc của Maneki Neko.
Đền Gotoku
Vào thế kỉ 17, có một vị thầy tu nghèo khổ sống ở một ngôi đền nhỏ tại Tokyo. Dù cuộc sống rất khó khăn, ông vẫn chia sẻ phần ăn ít ỏi của mình cho chú mèo cưng Tama. Một ngày nọ, lãnh chúa Nakaota Ii của quận Hikone trên đường đi săn bỗng gặp cơn mưa bão đã đến trú chân ở một cái cây to gần đền. Ông để ý thấy một chú mèo giơ một chân lên như đang vẫy gọi ông vào đền. Tò mò, ông rời chỗ nấp, tiến về phía đền để nhìn cho rõ hơn chú mèo kì lạ kia. Cùng lúc đó, một tia chớp giáng xuống đúng chỗ cái cây mà ông vừa đứng.
Mang ơn chú mèo, vị lãnh chúa trở thành người bảo trợ cho ngôi đền, sửa chữa nó trở nên khang trang hơn và đổi tên thành đền Gotokuji vào năm 1697. Khi Tama chết, chú được chôn trong nghĩa địa dành cho loài mèo ở trong đền và bức tượng Maneki Neko được làm để tưởng nhớ chú mèo đặc biệt này đã ra đời từ đó.
3. Đặc điểm nhận dạng
Maneki Neko có 3 loại: mèo vẫy chân trái thì mang lại nhiều khách hàng còn mèo vẫy chân phải thì mang đến may mắn, tiền tài tuy nhiên vẫn có những ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Nếu đưa cả hai chân lên thì có nghĩa là bảo vệ cho gia đình hay việc kinh doanh. Người ta còn tin rằng nếu chân đưa lên càng cao thì khách hàng, tiền bạc hay may mắn sẽ đến với cửa hàng ngày càng nhiều.
Mèo Maneki Neko.
Maneki Neko thường có vài thứ trang trí ở xung quanh cổ. Nó có thể là khăn quàng cổ, nhưng thông dụng nhất vẫn là vòng cổ, chuông và yếm để trang trí. Những thứ trang trí này có nhiều khả năng là bắt chước của trang phục phổ biến cho mèo trong các hộ gia đình giàu có trong thời kỳ Edo.
Ngoài ra ta còn hay bắt gặp thêm hình ảnh chú mèo này cầm một đồng tiền vàng cổ của Nhật Bản (được gọi là koban). Đồng Koban được sử dụng vào thời Edo, một đồng được tính là 1 ryou và đồng tiền mà mèo Maneki Neko cầm có giá trị lên tới 10 triệu ryou lận.
Maneki Neko đôi khi được thể hiện cầm một đồng tiền vàng cổ của Nhật Bản (được gọi là koban), được sử dụng trong suốt thời kỳ Edo. Một đồng Koban có giá trị một ryō (両, Hán-Việt: lạng), điển hình thì Maneki Neko giữ một đồng vàng Koban trị giá mười triệu lượng (千万両, Hán-Việt: thiên vạn lượng).
Maneki Neko thường được làm bằng gốm, nhưng nó cũng có thể được làm từ các loại nhiều vật liệu khác nhau như nhựa,gỗ, giấy bồi cho đến đất sét. Một số tượngManeki Neko đắt tiền có thể làm bằng vàng. Còn loại chuyển động được đa phần làm từ nhựa.
4. Một số loại Maneki Neko
Maneki Neko có thể được tìm thấy với nhiều màu sắc khác nhau và mỗi màu đều mang một ý nghĩa riêng :
Tam thể : là màu phổ biến nhất và cũng được cho là may mắn nhất.
Trắng : tượng trưng cho sự trong sạch, thuần khiết
Đen: mang đến sức khỏe, xua đuổi tà ma. Ngày nay, Maneki Neko màu đen được giới nữ Nhật Bản rất ưa chuộng nhằm giúp bảo vệ họ khỏi những kẻ quấy rối nguy hiểm.
Đỏ : cũng có tác dụng giúp ta tránh khỏi quỉ dữ và bệnh tật.
Hồng: không phải là màu truyền thống nhưng hiện nay nó rất phổ biến trong việc cầu mong tình duyên.
Xanh lá cây: Thuận lợi trong việc học hành
Vàng : tượng trưng cho sự giàu sang,phú quí, tiền của đầy nhà.