Hầu hết các nước châu Á đều đón tết theo âm lịch, nhưng Nhật Bản lại đón tết theo dương lịch. Phong tục đón Tết ở Nhật Bản rất khác so với Tết ở Việt Nam. Đối với các bạn thực tập sinh, thì các bạn cũng có nhiều nhất là 3 cái Tết tại đất nước hoa anh đào.
Hãy cùng japan.net.vn tìm hiểu về các nghi thức hết sức đặc biệt và mang phong cách riêng của đất nước Nhật Bản nhé.
1.Treo shimenawa trước cửa nhà.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh shimenawa trước cửa nhà của các gia đình Nhật Bản. Với mong muốn đuổi ma quỷ, chào đón những điều may mắn, vị thần đến với gia đình. Các trang trí shimenawa thường sặc sỡ sắc màu, ấm cúng, biểu tượng cho những điều tốt đẹp, bình yên trong cuộc sống.
( Treo shimenawa trước cửa nhà)
2. Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa.
Kadomatsu thường được làm bằng 3 ống tre tương, và cành thông được xếp theo số lẻ, với mục đích là hạnh phúc đông đầy, không thể chia hết được. Còn cây thông được xem như có sức sống bất diệt, mong muốn mọi điều tốt lành đến với gia chủ.
( Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa)
3. Đặt Wakazari trong bếp.
Người Nhât đặt Wakazari trong bếp với mon g muốn tạ ơn những vị thần lửa và thần nước, đã đem đến cuộc sông no ấm, những bữa cơm gia đình ngon tuyệt cho họ. Bên cạnh đó, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu bình an trong năm.
(Wakazari với ý nghĩa mang lại cuộc sống sung túc)
4. Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần.
Nhằm tỏ lòng thành biết ơn tới tổ tiên, và các vị thần, người Nhật Bản thường cúng các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ. Khi ăn sẽ dùng đữa nhọn cả 2 đầu, vì người Nhật quy định lúc này cả người về thần sẽ cùng dùng bữa với nhau.
( Bánh để cũng đêm giao thừa tại Nhật Bản)
5. Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni
Theo phong tục tập quán tại Nhật, thì mùng 1 vị thần Toshidon sẽ xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan, vân lời cha mẹ bánh dầy Ozoni. Từ đs, mùng 1 Tết, người dân Nhật thường hay ăn bánh Ozoni
(Bánh dày Ozoni được ăn vào mồng 1 tết.)
6. Lì xì đầu năm mới
Ở Nhật cũng như ở Việt Nam, vẫn còn giữ gìn phong tục lì xì năm mới. Lì xì cho trẻ con hay ăn chóng lớn, học giởi, ngoan ngoãn, lì xì cho bố mẹ, ông bà, mong họ có cuộc sống hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi.
( Những phong bao lì xì tại Nhật Bản)
Trên đây, chỉ mới là một số phong tục đón Tết của người dân Nhật Bản. Lao động Việt Nam khi sinh sống và làm việc tại đây, có thể còn nhiều bỡ ngỡ với phong tục đón Tết của họ. Nhưng cho dù có khác biệt, thì ý nghĩa của Tết thì nơi nào cũng giống nhau. Tết là sum họp, Tết là đoàn viên.