GIỚI THIỆU
Công ty Du Học Nhật Bản Javi được thành lập bởi các sáng lập viên – những chuyên gia tư vấn du học, đã từng học tập nghiên cứu và làm việc tại Nhật Bản, am hiểu đời sống xã hội và môi trường giáo dục Nhật Bản. Trong quá trình hoạt động, chúng tôi luôn xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên viên tư vấn với tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên môn cao, đáp ứng tốt nhất những yêu câu và mong muốn của khách hàng, đồng thời luôn tuân thủ các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp. Javi đã từng tư vấn và giúp đỡ cho rất nhiều bạn Sinh Viên đã và đang học tập và làm việc tại Nhật Bản
Video Clips
Video
KHAI GIẢNG CÁC LỚP TIẾNG NHẬT N5
Hội thảo DU HỌC NHẬT BẢN của Công ty JAVI
Công ty Du Học Nhật Bản Javi
Tokyo, thủ đô của Nhật Bản
Núi Phú Sĩ - Vẻ đẹp hùng vĩ của xứ Phù Tang
Công ty tư vấn du học Javi
Thám hiểm đảo chết chóc tại Nhật bản
Thiết kế Website TP Vinh Nghệ An Hà Tĩnh
Liên kết Quảng cáo
CẨM NANG DU HỌC - THÔNG TIN VỀ NHẬT BẢN Bản in
 
15 đam mê của người Nhật
Tin đăng ngày: 18/1/2012 - Xem: 1733
 

Có thể bạn nghĩ người Nhật cuồng sumo hay phim ảnh, nhưng đó không phải thú vui ưa thích của họ. Vậy thật ra, họ đam mê điều gì?

1. Onsen

Onsen là tắm trong suối nước nóng tự nhiên, có thể tắm chung hoặc tắm riêng, ở ngoài nhà hay ở trong nhà. Thường thì lúc tắm bắt buộc phải khỏa thân, không được mặc áo tắm. Các khu suối nước nóng thường đựơc chia theo giới tính nhưng ở vùng nông thôn vẫn có suối nước nóng nơi nam nữ tắm chung. Nhật là vùng đất thuộc địa nhiệt – nên có hàng ngàn suối nước nóng ở khách sạn, ryokan, spa và những khu suối công cộng. Vào những ngày lễ hay cuối tuần, người Nhật tụ lại ở các vùng quê để trầm mình trong suối nước nóng. Và đến giờ, tôi vẫn chưa tìm thấy người Nhật nào ghét onsen.

2. Làm việc

Chúng ta lại có thêm một ấn tượng đúng về người Nhật: họ làm việc cực kì siêng năng và chất lượng cũng như công sức họ dành cho công việc khiến nhiều người sửng sốt.

Ở Nhật, thật bất lịch sự khi bạn ra về trước sếp. Thừơng thì sếp lại thuộc mẫu người cuồng làm việc và thường ở lại muộn. Có khi nhân viên phải ở lại ngay cả khi họ đã làm hết việc và chẳng biết làm gì cả.

3. Đồng đội

Người Nhật coi trọng tình đồng đội trong khi các nước phương Tây theo đuổi chủ nghĩa cá nhân. Đương nhiên điều gì cũng có ngoại lệ. Tuy nhiên, suy nghĩ này đúng nhiều hơn sai. Người đến từ nền văn hóa phương Tây xem họ là “đặc biệt” trong khi người Nhật nghĩ họ “bình thường”. Câu thành ngữ nổi tíêng của Nhật “cái đinh nào trồi lên sẽ bị búa đập xuống” là minh chứng cho tinh thần đồng đội đã ăn sâu vào nền văn hóa Nhật.

Nhật từng là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Trồng trọt là một hoạt động đòi hỏi sự hợp tác của một cộng đồng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tinh thần đồng đội trong văn hóa Nhật.

4. Manga

Manga phổ biến đến không ngờ ở Nhật. Chúng thu hút người già lẫn người trẻ, đàn ông lẫn phụ nữ. Manga có đủ các thể loại – thể thao, tình cảm, động vật, cờ bạc, kinh doanh, lịch sử, giả tưởng và tội phạm.

Người ta không hề xấu hổ với niềm đam mê manga của mình. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những doanh nhân đáng kính chăm chú đọc truyện vào chuyến tàu sáng sớm.

5. Uống rượu

Rượu là thú vui ở Nhật. Các nhà hàng và quán bar ở Nhật chật cứng người 7 ngày trong tuần với khách hàng là nhân viên làm công ăn lương, nữ nhân viên văn phòng và học sinh muốn xả stress.

Nhật có rất nhiều loại rượu như Sake và Shōchū nhưng bia là thứ thức uống thông dụng nhất. Cocktail cũng khá phổ biến và có một số lọai cocktail nhẹ ơi là nhẹ chỉ với 2% nồng độ cồn. Đa số người Nhật có tửu lượng khá, nhưng vẫn có một số người tỏ ra nhạy cảm với rượu.

6. Không lãng phí

Từ Mottainai (もったいない) trong tiếng Nhật có nghĩa là cảm giác tiếc nuối khi phung phí thứ gì đó. Nhật là tập hợp của nhiều hòn đảo nhỏ với rất ít tài nguyên thiên nhiên và là nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Nguời Nhật có xu hướng tiết kịêm và cố gắng không lãng phí thức ăn và tài nguyên.

Người ta biết đến Nhật như là nước tiêu thụ rất nhiều hàng hiệu như Louis Vuitton. Dù vậy, người Nhật truyền thống rất tiết kiệm và thích sống dưới mức thu nhập của họ. Ở đây, chất lượng đựơc xem trọng và mọi người luôn quản lí tốt tài sản của mình.

7. La hét

Trong một vài trường hợp, người Nhật luôn cố giữ im lặng nhất có thể. Tuy nhiên, có một thứ văn hóa hét ở Nhật. Khi bạn đến nhà hàng, nhân viên ở đó sẽ chào mừng bạn bằng cách hét irasshaimase (いらっしゃいませ) và có thể la to yêu cầu của bạn cho bếp nữa. Có vẻ như la hét gằn liền với quan niệm về đồng đội. Nhân viên ở nhà hàng là một đội và theo tinh thần đồng đội, họ phải hét. Mọi họat động đồng đội ở Nhật có xu hướng ồn ào một cách rõ rệt.

8. Thẩm mĩ

Thẩm mĩ gắn liền với cái đẹp và sự thửơng thức. Các môn nghệ thuật như Ikebana, Bonsai, kiến trúc, vườn kiểu Nhật, viết chữ, và trà đạo đều theo đuổi nguyên tắc thẩm mĩ đơn giản và đẹp đẽ. Thẩm mĩ là một phần quan trọng trong đời sống người Nhật: từ bếp núc cho đến đồ điện tử. Nhật được cộng đồng thế giới đánh giá cao về gu thẩm mĩ.

9. Cá

Ở Nhật, mội người tiêu thụ trung bình 70 kg cá một năm. Mức trung bình của cả thế giới chỉ có 13 kg và những nước phát triển như Mĩ cũng chỉ dừng lại ở 20 kg.

Toàn bộ Nhật là đảo với rất ít tài nguyên thiên nhiên. Nhật cũng có nhiều núi – dưới 11% trong số đó là đất có thể trồng trọt được. Lịch sử Nhật đầy rẫy những vụ chết đói kinh hoàng. Và cá là bí quyết tồn tại ở Nhật. Nói cá là nền tảng của văn hóa Nhật cũng chẳng phải là nói quá đâu. Thật vậy, theo truyền thống, người Nhật không ăn thịt. Đó là lí do vì sao nền ẩm thực Nhật sử dụng rất nhiều rau và đậu phụ.

10. Những thứ nhỏ nhắn

Người Nhật đánh giá cao những thứ nhỏ nhắn. Các nhà hàng ở Nhật phục vụ phần ăn rất ít và khách sạn càng sang thì đồ ăn càng ít. Giữa những năm 1970 và 1980, Nhật cải tiến đồ điện, xe hơi bằng cách làm cho chúng nhỏ hơn, nhẹ hơn và chất lượng cao hơn.

Nhưng chúng ta vẫn có vài trường hợp ngoại lệ, như sumo chẳng hạn.

11. Chuyện tầm phào

Báo lá cải ở Nhật rất tệ, có khi còn tệ hơn cả Mĩ và châu Âu.

Ở Nhật, có hàng tá báo lá cải cùng hàng ngàn bài viết giật gân bịa đặt. Chẳng có người Nhật nào quan tâm đến tác hại của những tờ tạp chí này cho đến khi có ai đó dịch thứ này sang tiếng Anh.

Vào giữa năm 2000, Mainichi (một công ty báo chí lớn ở Nhật với tổng số lượng phát hành đứng hàng thứ tư trên thế giới) bắt đầu dịch các bài báo lá cải sang tiếng Anh trên trang web của họ. Họ gọi đây là dịch vụ Wai Wai (why why).

Các tờ báo trên thế giới bắt đầu lầy trang web Wai Wai làm nguồn. Hậu quả là báo chí thế giới có hàng tá bài viết điên khùng về người Nhật với nguồn gốc mập mờ.

Việc này giống như lấy một bài viết trên báo lá cải như The National Enquier và xuất bản nó trên một tờ báo danh tiếng như New York Times.

Nhiều người Nhật tỏ ra khó chịu khi Wai Wai dịch các bài viết nhảm nhí sang tiếng Anh cho cả thế giới xem. Họ cảm thấy xấu hổ thay cho đất nước – nhất là khi báo chí nước ngoài xem các bài viết này là bộ mặt nước Nhật.

Một làn sóng phản đối buộc Manichi phải dừng Wai Wai. Sau đó, công ty đã cho đăng một bài xin lỗi dài.

Thật ra, chẳng có người Nhật nào phản đối các báo lá cải ở nước họ cả – trừ khi nó được dịch sang tiếng Anh. Họ thích những chuyện tầm phào như thế – miễn là nó không vượt biên ra nước ngoài.

12. Khẩu trang

Nhật là nước có tốc độ đô thị hóa nông thôn thuộc hàng cao nhất nhì trên thế giới. Có thể đây là lí do người Nhật cuồng dọn dẹp và tránh vi khuẩn. Ta rất dễ bắt gặp một người đeo khẩu trang ở Nhật. Người ta làm vậy vì ba lí do:

tránh bị lây cảm, sốt
khi bị bệnh (nhiều công ty, trường học yêu cầu nhân viên, học sinh đeo khẩu trang khi bị bệnh)
tránh tác nhân gây dị ứng (cứ 10 người Nhật thì có 1 người bị dị ứng)
15 đam mê của người Nhật - Khau trang

13. Du lịch

Người Nhật thích du lịch. Người ta tìm thấy các tour du lịch Nhật khắp mọi nơi trên thế giới. Từ bãi biển Waikiki, suối nước nóng Banff, các cửa hàng hiệu ở Paris, đến khu rừng rậm châu Phi. Người Nhật cũng thường hay du lịch trong nước và các khách sạn ở đây được xây để phục vụ cho khách bản địa là chính. Vì lí do đó, chúng ta khó có thể tìm thấy một nhân viên nói tiếng Anh trong các khách sạn Nhật.

Năm 2011, 16 triệu người Nhật đi du lịch nước ngoài. Những nơi họ thường đến là Trung Quốc, Hàn Quốc và Mĩ.

14. Pachinko

Người Nhật thích bài bạc, nhất là trò “thuần Nhật” Pachinko. Pachinko (パチンコ) trông giống như một cái máy đành bạc phức tạp với cả đống bóng. Người chơi mua những xô bóng và họ có thể mất hoặc được thêm bóng trong lúc chơi.

Cờ bạc bị xem là bất hợp pháp ở Nhật. Thế nhưng Pachinko vẫn nhởn nhơ tồn tại. Nó hoạt động như sau: ở trong khu chơi Pachinko, đống bóng đó hoàn toàn vô giá trị – chúng chỉ có thể đổi được thú nhồi bông hay những giải thưởng nho nhỏ khác. Tuy nhiên, ngay bên ngoài tiệm (thường là bên trong các ngõ tối), có một cửa hàng nhỏ cho phép đổi bóng để lấy tiền mặt. Về nguyên tắc, ở khu chơi Pachinko không hề có trò cờ bạc tiêu cực nào. Cảnh sát cũng không động chạm nhiều đến trò này (Pachinko do nhiều băng tội phạm có tổ chức đừng đằng sau hỗ trợ).

Ở Nhật, nền công nghiệp Pachinko lớn cỡ nào? Để xem, bạn có bao giờ nghe đến công ty sản xuất ô tô ở Nhật không? Công nghiệp Pachinko còn lớn hơn cả nền công nghiệp xe hơi Nhật. Lợi nhuận trung bình hằng năm là khoảng 29 trịeu ¥ (378 triệu $). Cứ bốn người Nhật thì có một người chi 7000 để chơi Pachinko mỗi năm.

15. Karaoke

Người Nhật yêu karaoke là có thật. Những quán karaoke với nhiều phòng hát riêng tư ngập tràn ở nông thôn. Các quán nhậu ở Nhật cũng không hẳn là quán nhậu, đó chỉ là nơi cho những người lớn tuổi đến hát dân ca thôi.

 
Cẩm nang du học khác:
Nên mang theo gì khi đến Nhật (21/5/2020)
Vào đại học bằng mọi giá, sai lầm của những đứa “trẻ sơ sinh 18 tuổi”? (14/12/2016)
Kinh tế Nhật đang phục hồi và ổn đinh (28/11/2016)
Thuận lợi và khó khăn khi đi du học Nhật Bản (8/11/2016)
Những ngành nên chọn khi đi du học Nhật Bản (2/11/2016)
8 quy tắc ít người biết khi đến Nhật Bản (22/8/2014)
10 quy tắc trên bàn ăn của Nhật Bản (22/8/2014)
KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN (13/8/2014)
DU HỌC NHẬT BẢN CÓ NÊN HAY KHÔNG (13/8/2014)
BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CỦA DU HỌC SINH KHI ĐẾN NHẬT (13/8/2014)
NHỮNG LỄ HỘI MÙA ĐÔNG Ở NHẬT BẢN (13/8/2014)
CÁCH QUÝ CHÀO CỦA NGƯỜI NHẬT (13/8/2014)
Câu hỏi thường gặp (4/8/2013)
Tầm quan trọng của danh thiếp với người Nhật (4/8/2013)
Từ mượn trong ngôn ngữ Nhật bản (4/8/2013)
Hỗ trợ trực tuyến

Hồng Thiện - 0973790119

Văn Phòng - 0393.898.088 0393.898.089

Hotline - 0932.179.986
Hôm nay: 485  - Tất cả: 4,257,351
 
TIN TỨC NỔI BẬT
Du học Javi ký kết hợp tác với ngân hàng Sacombank chương trình hỗ trợ tài chính đi du học
GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT THÀNH THẠO CHỈ SAU 3 THÁNG HÀ TĨNH
NÊN ĐI DU HỌC HAY XUẤT KHẨU LAO ĐÔNG NHẬT BẢN NĂM 2020
TRƯỢT VISA DU HỌC NHẬT BẢN NÊN LÀM NHƯ THẾ NÀO?
ĐỊA CHỈ HỌC TIẾNG NHẬT CẤP TỐC TẠI HÀ TĨNH UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
CHI PHÍ ĐỂ ĐI DU HỌC NHẬT BẢN 2020
ĐỊA CHỈ HỌC TIẾNG NHẬT CẤP TỐC TẠI HÀ TĨNH UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
KHAI GIẢNG CÁC LỚP TIẾNG NHẬT N5
Những khó khăn khi mới sang nhật của Du học sinh
Phương pháp học tiếng Nhật (Chắc chắn thành công)
QUY TRÌNH TƯ VẤN DU HỌC
Học Bổng Điều Dưỡng Toàn Phần - Du học Nhật Bản 2020
Liên kết Quảng cáo
Trang chủ | Giới thiệu | Tin tức | Du học Nhật Bản | Học Tiếng Nhật | Cẩm nang du học | KHÓA TIẾNG NHẬT N5  
CÔNG TY DU HỌC JAVI
JAVI TẠI HÀ TĨNH
Địa chỉ: Số 108 La Sơn Phu Tử - TP Hà Tĩnh
Điện thoại: (+84)2393.898.088  - (+84)2393.898.089
JAVI TẠI KỲ ANH
Địa Chỉ: TDP Liên Giang - Kỳ Long - Kỳ Anh
Điện Thoại: 0239.221.4888
JAVI TẠI GIA LAI
Số 61 Lý Thái Tổ - TP. Pleiku
Điện thoại/ Fax: 0593.720.688
JAVI TẠI ĐÀ NẴNG
Số 86 Nguyễn Sinh Sắc - Q. Liên Chiểu
Điện Thoại/ Fax: 0983.557.589

Chat hỗ trợ
Chat ngay

0932.179.986