Funazushi (Tỉnh Shiga)
Funazushi là món ăn được làm từ Funa (cá chép Crucian) lấy từ hồ Biwa-ko ở Shiga vào mùa đẻ trứng. Sau khi cá được làm sạch, lấy trứng, người ta ngâm nó trong muối khoảng một tháng. Tiếp đó, được rửa kỹ bằng nước rồi ủ một lần nữa trong cơm được nấu chín và cứ để như thế ít nhất sáu tháng nữa để chín. Với hương vị độc đáo và vị chua của món ăn, bạn phải rất can đảm khi ăn nó lần đầu tiên. Bởi vì món ăn rất bổ dưỡng nên nó thường được gọi là “pho mát Nhật Bản”, một cách miêu tả vô cùng chính xác. Cứ đơn giản cắt một miếng và ăn nó như một món ăn thường, hoặc thưởng thức nó như chazuke (cơm trà xanh, đồ ăn nhẹ hoặc súp). Sushi được làm bằng quá trình lên men lactic như funazushi này được gọi là narezushi và là một món ăn truyền thống được bảo tồn ở Nhật Bản.
Yudofu hay đậu phụ luộc (Kyoto)
Yudofu là một trong những món ăn chính vào mùa đông giúp bạn cảm thấy ấm áp trong tiết trời lạnh giá ở Nhật Bản. Hương vị đạm đạm và cảm giác mịn mịn của đậu phụ khiến món ăn trở nên hấp dẫn. Người ta chế biến đậu phụ bằng cách nấu chín nó trong súp tảo bẹ, sau đó lấy ra trước khi nó mất đi hình dạng của nó và ngâm nó trong gia vị. Một số người nói rằng cách tốt nhất để thưởng thức món ăn này là múc nó ra khỏi nồi ngay khi nó bắt đầu nổi lên. Đậu phụ luộc Yudofu vốn là món ăn của linh mục Phật giáo ở Kyoto. Vì không thể ăn thịt hoặc cá bởi lí do tôn giáo, đậu phụ là nguồn protein quý giá cho họ. Cũng vì lí do đó, rất nhiều nhà hàng lâu đời phục vụ đậu phụ luộc rất ngon ở Kyoto. Mùa đông ở Kyoto vô cùng lạnh lẽo nên đậu phụ luộc trở thành món ăn đặt biệt ngon ở nơi đó.
Koyadofu hay đậu phụ đông lạnh khô (tỉnh Wakayama)
Koyadofu, là món ăn được lưu truyền của Nhật Bản, được chế biến bằng cách làm lạnh đậu phụ để loại bỏ nước rồi sau đó làm khô nó. Món ăn này là một phần rất quan trọng trong shojin-ryori (bữa ăn truyền thống cho các tu sĩ Phật Giáo Nhật Bản). Một số người nói rằng ‘Koya’ trong koyadofu xuất phát từ Mt. Koya-san ở Wakayama, một di tích lịch sử đền thờ Phật giáo. Món ăn cũng được gọi koridofu bởi vì đậu phụ được làm lạnh (kooraseru). Việc loại bỏ nước trong đậu phụ khiến món ăn có hình dạng độc đáo, hương đơn giản nhưng không thể thấy được trong món đậu phụ bình thường. Món ăn cũng rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá, do đó, là một món khá phổ biến trong các gia đình Nhật Bản. Khi luộc đậu phụ đông lạnh khô, nó ngấm rất nhiều súp, tạo nên một hương vị đậm đà, ngon ngọt.
Takoyaki hay bánh bao bạch tuộc (Osaka)
Bánh bao nhân bạch tuộc (Octopus dumplings) được chế biến bằng cách nhào bột với các gia vị khác rồi đổ nó vào một dụng cụ đặc biệt bằng sắt có các lỗ tròn, sau đó cho các miếng bạch tuộc cùng với hành tây và cải bắp đã được xắt nhỏ, thêm vào đó là một vài miếng gừng ngâm; tiếp theo đó, nướng bánh thành hình những quả bóng nhỏ bằng cách lật bánh lại khi chín se lại. Bột được nướng sẽ giòn và cay owr bên ngoài, trong khi đó bên trong lại mềm, tạo cho bánh độ giòn hình dáng đặc biệt và hương vị độc đáo. Các gia vị được rắc lên trên thường thấy rong biển, nước sốt hoặc cá ngừ khô được cắt vụn, ngoài ra mayonnaise hiện tại cũng khá phổ biến. Bánh bao bạch tuộc từ Kansai không chỉ ngon mà còn nhỏ và dễ ăn, giúp nó trở thành một món ăn phổ biến trên khắp Nhật Bản.